Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Hình ảnh hoạt động Mùa hè Xanh 2012










 
 
   















Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Kế hoạch Hè năm 2012

     ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 8                             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM          
  ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG 15                                        Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                              
*
                 Số: 60/KH-UBND                                                    
Phường 15, ngày 29 tháng 05 năm 2012

KẾ HOẠCH
Tổ chức hoạt động hè năm 2012
Chủ đề “Thiếu nhi Thành phố Anh hùng – Học tập và làm theo lời Bác”

- Căn cứ Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 28/05/2012 của Ủy ban nhân dân Quận 8 về việc tổ chức sinh hoạt hè năm 2012;

- Nhằm phát huy những kết quả đạt được trong năm 2011, Ủy ban nhân dân Phường 15 triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động hè năm 2012 với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí bổ ích, thu hút đông đảo thanh thiếu nhi tham gia và thực hiện các công trình mang ý nghĩa thiết thực. Đồng thời giáo dục cho các em tự hào về truyền thống, lịch sử của dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên, hội viên thiếu nhi trên địa bàn phường.?
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chăm sóc, bảo vệ trẻ em trước những tệ nạn xã hội, tệ nạn ma túy, phòng tránh xâm hại trẻ em. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động ôn tập văn hóa nhằm giúp các em ôn lại kiến thức đã học để chuẩn bị bước vào năm học mới.
- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội và thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ và giáo dục trẻ em, xây dựng phường xã phù hợp với trẻ em. Tích cực vận động các tổ chức, cá nhân trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em gia đình nghèo khó khăn, có cơ hội phát triển và hòa nhập công đồng.

II. CHỦ ĐỀ – ĐỐI TƯỢNG – THỜI GIAN:
1. Chủ đề:
“Thiếu nhi Thanh phố Anh hùng – Học tập và làm theo lời Bác”
2. Đối tượng:
2.1/ Đối tượng được tham gia: Các em thiếu nhi – nhi đồng, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông, học sinh các lớp học tình thương, câu lạc bộ, và các em thiếu nhi trên địa bàn dân cư.
2.2/ Tập thể, cá nhân tham gia công tác chăm lo cho thiếu niên – nhi đồng:
       - Các ban ngành đoàn thể, nhà trường, gia đình, các tổ chức chính trị, xã hội.
       - Sinh viên, thanh niên tình nguyện, thanh niên địa bàn dân cư, thanh niên công nhân, chiến sĩ lực lượng vũ trang, học sinh trung học phổ thông.
3. Thời gian tổ chức hoạt động hè: từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 10 tháng 8 năm 2012.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
1. Công tác tuyên truyền, giáo dục thiếu nhi, nhi đồng về truyền thống lịch sử, đạo đức lối sống, tuyên truyền pháp luật:
- Tổ chức cho các em tham quan bảo tàng, tìm địa chỉ đỏ, thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, gia đình khó khăn, tổ chức các hoạt động làm theo lời Bác gắn với kỷ niệm 101 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, kỷ niệm 71 năm ngày thành lậo Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục 05 điều Bác Hồ dạy thanh thiếu nhi để thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tích cực thực hiện phong trào “Thiếu nhi Phường 15 thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, hướng dẫn thiếu nhi thực hiện phong trào “Việc tốt ở nhà” hướng dẫn các em biết giúp đỡ cha mẹ các công việc vừa sức như quét nhà, rửa bát, gấp quần áo, tưới cây, giúp đỡ các em nhỏ, giáo dục các em đức tính hiếu thảo, kính trọng, lễ phép với người lớn, giúp đỡ người già yếu, tàn tật.
- Tổ chức các buổi diễn đàn, toạ đàm, nói chuyện chuyên đề, hội nghị về Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em, các diễn đàn lắng nghe trẻ em nói, truyền thống giáo dục nhằm thực hiện có hiệu qủa công tác DSGĐ & TE, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình …
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ cho toàn thể các em thiếu nhi của Phường thông qua các ngày hội “Thiếu nhi với An toàn giao thông” ,,,
- Tổ chức các lớp ôn tập hè cho các em thiếu nhi, quan tâm giúp đỡ các em học sinh có năng lực yếu, kém ôn tập trong hè.
- Tổ chức từ 2 đến 3 điểm đọc sách tại khu phố. Ngoài ra làm việc với ban giám hiệu các trường mở thư việc của nhà trường để các em vào đọc.
- Tham gia và tổ chức tốt tuần lễ “Thiếu nhi với cội nguồn dân tộc” bằng nhiều hình thức như: hình trình về địa chỉ đỏ, thăm và tặng quà cho gia chính sáchh trên địa bàn phường.
- Đẩy mạnh hoạt động của CLB Ông bà cháu trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về lịch sử truyền thống gia đình đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, phát động phong trào rèn luyện kỹ năng, nâng cao sức khỏe, thể chất cho thanh thiếu nhi – nhi đồng, định hướng cho thanh thiếu nhi tham gia bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn minh – mỹ quan đô thị, xây dựng phường xanh – sạch – đẹp:
- Ban chỉ đạo hè phường tập trung xây dựng 1 sân chơi, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vui chơi, giải trí lành mạnh, bổ ích.
- Tổ chức tuần lễ “Thiếu nhi vui khỏe” từ ngày 4/6 đến ngày 10/6/2012 với các nội dung như: Ngày hội tuổi thơ, Chạy việt dã, hội thi “Duyên sáng mùa hè”.
- Tổ chức các hội thi như: Hội thi các môn trò chơi vận động, thi lập kỷ lục, văn nghệ, về nguồn…  đẩy mạnh các nội dung sinh hoạt dã ngoại, các hoạt động vui chơi, rèn luyện thể lực. Phát động phong trào tập thể dục buổi sáng đến các em thiếu nhi trên địa bàn phường
- Giáo dục ý thức tiết kiệm, không lãng phí để thiếu nhi tham gia tiết kiệm, tương trợ bạn nghèo như tiết kiệm trong chi tiêu, trong ăn quà bánh mua sách, tập, vở…
- Tổ chức trồng cây xanh tại công viên, trường học, chăm sóc vườn hoa, quét dọn những khu tồn động rác góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng  thành phố văn minh xanh – sạch – đẹp.
- Tổ chức tuần lễ “Vì Quận 8 văn minh, xanh – sạch – đẹp” (Từ ngày 10/6 đến ngày 17/7) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, thực hiện nếp sống văn minh đô thị gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư”, phát động phong trào “mắt thấy rác, tay nhặt liền” góp phần xây dựng phường văn minh – hiện đại – nghĩa tình. Tổ chức tuyên truyền vận động thực hiện chương trình “Vì hè phố xanh - sạch - đẹp” đến các em thiếu nhi, đến từng hộ gia đình, các tụ điểm buôn bán, các nhóm chợ.
 - Vận động các em tham gia chương trình “Một tuần làm chiến sĩ” do Quận tổ chức vào tháng 7.
 - Tổ chức cho các em tham gia chương trình “Học từ thiên nhiên” theo tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ đạo Hè Quận 8.

3. Tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:
- Tổ chức các ngày hội tuổi thơ với nhiều mô hình sinh họat hiệu quả như: đọc sách, trò chơi dân gian, văn hóa văn nghệ…
- Tổ chức các hoạt động như: Ngày hội tuổi thơ, tổ chức ngày “Chủ nhật ở Công viên” ngày “Thứ bảy tình nguyện”, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6…
- Tổ chức các buổi diễn đàn để lắng ý kiến, tâm tư nguyện vọng và những đề xuất thiết thực của trẻ em đóng góp liên quan đến việc bảo vệ môi trường, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Mỗi điểm sinh hoạt tại khu phố đều tổ chức và duy trì mô hình tập thể dục buổi sáng.
- Giáo dục và phát động trong các em phong trào tiết kiệm, không lãng phí nhằm tương trợ cho các bạn nghèo, khó khăn.
- Vận dụng các nguồn lực xã hội nhằm chăm lo cho các em về vật chất và tinh thần như: các ngành tổ chức trao học bỗng cho các em học sinh nghèo hiếu học, trao quà hỗ trợ các em đến trường, các hội trại, hội diễn văn nghệ…
- Tổ chức ngày hội “Cùng bạn đến trường” vận động các em đang tham gia sinh hoạt hè tại các Khu phố tặng các loại sách mà các em không còn dùng nữa để gây quỹ mua các bộ sách mới cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Phường 15.

            4. Tổ chức các hoạt động tình nguyện:
           - Tổ chức các hoạt động ra quân tình nguyện thực hiện nếp sống văn minh đô thi gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường, xóa các điểm đen trên địa bàn phường.
            - Tổ chức và tham gia tốt các chiến dịch tình nguyện như: Mùa hè xanh, kỳ nghỉ hồng, hành quân xanh.. đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia các hoạt động tình nguyện, chăm lo cho thiếu nhi.

IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Phân công thành viên ban chỉ đạo hè sinh hoạt hè phường 15 (Ban hành theo quyết định số 89 ngày 28 tháng 5 năm 2012 của UBND Phường 15)
1/ Ông Nguyễn Tấn Kiệt                     Phó CT UBND                               Trưởng ban
2/ Ông Vũ Minh Hoàng                       Bí thư Đoàn                                    Phó Trưởng ban TT
3/ Bà Nguyễn Thị Thúy Nga              Cán bộ VHXH                                 Phó ban
4/ Ông Phạm Xuân Hưởng                  Cán bộ VHTT - TT                         Phó ban
5/ Bà Võ Thị Minh Thảo                     P.CT hội phụ nữ                              Thành viên
6/ Ông Mai Kế Anh                             P.CT Hội Cựu chiến binh               Thành viên
7/ Bà Nguyễn Kim Liên                      Phó CT MTTQ                                Thành viên
8/ Bà Hoàng Thị Hải Vy                      CT hội Chữ thập đỏ                        Thành viên
9/ Ông Nguyễn Tấn Phát                    Phó Bí thư Đoàn TN                        Thành viên
10/ Bà Đinh Thị Thim                         Cán bộ Tuyên giáo Đảng ủy           Thành viên
11/ Ông Trần Văn Tiếng                      CT Hội NCT                                   Thành viên
12/ Bà Tạ Ngọc Thanh                        Cán bộ TBXH                                 Thành viên
13/ Bà Châu Ngọc Kim Chi                Uy viên Thường vụ Đoàn P15        Thành viên
14/ Ông  Vũ Thành Trung                   Phường đội Phó                               Thành viên
15/ Ông  Trần Anh Hào                       P.Trưởng CA                                   Thành viên
16/ Ông Võ Văn Năm                         Trưởng Trạm y tế                             Thành viên

 2. Phân công thực hiện:
- Đoàn TN: Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo sinh hoạt hè, tham mưu cho UBND phường chỉ đạo, tổ chức các nội dung hoạt động hè theo kế hoạch đã đề ra, thực hiện chế độ giao ban, báo cáo. Tổ chức lực lượng phụ trách hè trên địa bàn dân cư.
- Cán bộ VHTT – TDTT Phường: chịu trách nhiệm công tác thông tin tuyên truyền cổ động các nội dung hoạt động hè. Liên hệ các ngành chức năng Quận (Phòng VHTT – TDTT, Trung tâm văn hoá, Trung tâm TDTT) để được hướng dẫn các nội dung tuyên truyền cổ động, hoạt động văn hoá VN – TDTT cho hoạt động hè của Phường có liên quan. Thực hiện các loại hình cổ động trực quan (Pano, băng rôn khẩu hiệu, phát thanh tuyên truyền, tài liệu sách báo …), phối hợp hỗ trợ Đoàn TN và các Khu phố trong việc tổ chức các hoạt động hè ở các tụ điểm.
- UB MTTQ, Hội LHPN, Hội CTĐ, Hội CCB, Hội NCT có kế hoạch phối hợp tổ chức các hoạt động hè cho các em, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức đồng thời vận động các hội viên của mình tích cực hỗ trợ các khu phố tổ chức các hoạt động thích hợp để tập hợp hướng dẫn và giáo dục các em.
+ Hội Cựu chiến binh: Chỉ đạo cho 8 Chi hội CCB Khu phố cử người tham dự các buổi sinh hoạt hè, tổ chức kể chuyện cho các em thiếu nhi về các tâm gương anh hùng dân tộc.
+ Hội Người Cao tuổi: Chỉ đạo cho 8 Chi hội NCT Khu phố cử người tham dự các buổi sinh hoạt hè, tổ chức hội thi kể chuyện sách hè và tuyên truyền về luật An toàn giao thông cho các em thiếu nhi.
+ Hội LHPN: Chỉ đạo cho 8 Chi hội Phụ nữ Khu phố cử người tham dự các buổi sinh hoạt hè, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về Quyền trẻ em.
+ Hội Chữ thập đỏ: Chỉ đạo cho 8 Chi hội Chữ thập đỏ Khu phố cử người tham dự các buổi sinh hoạt hè, tổ chức cho các em thiếu nhi quậy phá, cá biệt thăm và tặng quà cho người neo đơn ở chùa Tịnh xá Ngọc Quang, tổ chức tập huấn sơ cấp cứu và hội thi sơ cấp cứu tại Phường, ngoài ra tuyển chọn lực lượng tham gia hội thi cấp Quận.
- Tuyên giáo Đảng ủy: phối kết hợp với Đoàn Thanh niên Phường tổ chức hội thi “Tìm hiểu lịch sử Phường 15” và tổ chức cho các em tham quan các bảo tàng trong và ngoài Quận.
- Trạm y tế Phường: Phối kết hợp với Đoàn Thanh niên Phường tổ chức ngày hội “Sức khỏe là vàng”, tham gia các hội thi do Phường tổ chức.
- Ban chỉ huy Công an và Quân sự Phường: Chỉ đạo CSKV và dân quân thường trực tham gia hỗ trợ các khu phố trong việc tổ chức cho các em tham gia sinh hoạt hè, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn cho các em. Tổ chức tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy cho các em thiếu nhi và anh chị phụ trách hè.

V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:
- 20/5/2012 : Dự thảo kế hoạch.
- 25/5/2012 : Tham mưu kế hoạch với Ủy ban Nhân dân Phường.
- 29/5/2012 : Hoàn chỉnh kế hoạch.
- 29/5/2012 : Triển khai đến các khu phố.
- 31/05/2012 : Tổ chức khai mạc hè phường
- 1/6 – 05/8/2012: Diễn ra hoạt động.
- 04/8 - 10/8/2012: Tổng kết hè Phường

Trên đây là kế hoạch tổ chức hoạt động hè với chủ đề “Thiếu nhi Thành phố Anh hùng - Học tập và làm theo lời Bác” Phường 15 năm 2012.

Nơi nhận:                                                                       TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
- UBND Quận 8;                                                                         CHỦ TỊCH
- TT. BCĐ Hè Quận 8;                                                                
- Đảng ủy – HĐND P15;
- MTTQ , Các đoàn thể P15;                                                        (Đã ký)
- Các thành viên BCĐ Phường;                                                   
-  8 khu phố;
- Lưu VP.                                                                              Phan Thanh Quang

 

Bản tin Khai mạc Hè Phường 15 năm 2012

- Thực hiện sự chỉ đạo của Uy ban nhân dân Thành phố về việc tổ chức các hoạt động hè cho các em thiếu nhi với chủ đề “Thiếu nhi Thành phố Anh hùng – Học tập và làm theo lời Bác” 
 - Căn cứ Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 28/05/2012 của Ủy ban nhân dân Quận 8 về việc tổ chức sinh hoạt hè năm 2012. 
 - Căn cứ Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 29/05/2012 của Ủy ban nhân dân phường 15 Quận 8 về việc tổ chức sinh hoạt hè năm 2012. Ngày 31/05/2012 Ban chỉ đạo Hè Phường 15 đã tổ chức lễ Khai mạc hè với chủ đề “Thiếu nhi Thành Phố Anh hùng - Học tập và làm theo lời Bác” và ngày hội tuổi thơ có trên 500 em thiếu nhi và 70 bạn đoàn viên tham gia. Trong buổi khai mạc Hè và ngày hội tuổi thơ đã tổ các gian hàng trò chơi dân gian cho các em thiếu nhi, phục vụ các tiết mục văn nghệ. Đã tổ chức trao 470 phần quà mỗi phần quà trị giá 50.000 đồng do tổ chức Tầm nhìn Thế giới tài trợ quà 1/6 và Nhóm Thiện nguyện Giọt Nắng tài trợ quà ngày hội tuổi thơ. Ngoài ra còn trao 33 phần quà cho 33 em thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mỗi phần trị giá 200.000đồng và trao 20 suất học bổng do Nhóm Thiện nguyện Giọt Nắng tài trợ mỗi suất trị giá 400.000đ. Tổng kinh phí đã trao trong buổi Khai mạc Hè và ngày hội tuổi thơ là 39.000.000đ.














Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Điều lệ Hội LHTN Việt Nam (Sửa đổi tại ĐH Hội LHTN VN lần thứ VI)

Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam là tổ chức xã hội rộng rãi của thanh niên và các tổ chức thanh niên Việt Nam yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh và lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội LHTN Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. 

Biểu trưng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Hội LHTN Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên đoàn thanh niên Dân chủ thế giới.

Trải qua các thời kỳ hoạt động với những tên gọi khác nhau, Hội LHTN Việt Nam đã xây dựng nên truyền thống vẻ vang: Đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên đóng góp xứng đáng cho độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 
Bước vào thời kỳ mới, Hội LHTN Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực tự cường, tài năng và sức trẻ của thanh niên, đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cùng phấn đấu cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì hạnh phúc và sự tiến bộ của thanh niên. Hội LHTN Việt Nam đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác bình đẳng với các tổ chức thanh niên tiến bộ, thanh niên và nhân dân các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì tương lai và hạnh phúc của tuổi trẻ.

CHƯƠNG I
Tên Hội, mục đích, chức năng 
và nhiệm vụ của Hội

            Điều 1:
- Tên Hội: Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam.
- Trụ sở của Hội LHTN Việt Nam đặt tại Thủ đô Hà Nội.
- Hội LHTN Việt Nam có biểu trưng và huy hiệu.
- Bài ca chính thức của Hội LHTN Việt Nam: Lên Đàng.
Nhạc: Lưu Hữu Phước.
Lời: Huỳnh Văn Tiểng.
- Ngày truyền thống của Hội LHTN Việt Nam: ngày 15 tháng 10.
- Hội có đồng phục và nghi thức do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Hội hướng dẫn.


            Điều 2: Hội LHTN Việt Nam có mục đích
Đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước cùng phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Điều 3: Hội LHTN Việt Nam có chức năng
1- Đoàn kết, tập hợp, giáo dục mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam. Hướng dẫn và hỗ trợ để hội viên hoàn thiện nhân cách, trở thành công dân tốt, cống hiến tài năng và sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, thanh niên và tổ chức thành viên trước pháp luật và công luận.


Điều 4: 
Hội LHTN Việt Nam có nhiệm vụ

1- Khuyến khích và tổ chức cho hội viên, thanh niên tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và các hoạt động ích nước, lợi nhà, hướng thiện.

2- Tổ chức các hoạt động thiết thực, góp phần giải quyết và đáp ứng những nhu cầu, quyền lợi hợp pháp của hội viên, thanh niên.
3- Đề xuất và kiến nghị kịp thời với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội cùng chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, thanh niên và các tổ chức thành viên tập thể của Hội.
4- Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức thanh niên trong khu vực và trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội vì cuộc sống văn minh, hạnh phúc và tiến bộ của tuổi trẻ.
5- Thường xuyên chăm lo xây dựng Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, tích cực tham gia xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.


CHƯƠNG II 
Hội viên

Điều 5: Hội viên
- Công dân Việt Nam từ 16 đến 30 tuổi tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội thì được xét công nhận là hội viên Hội LHTN Việt Nam.
- Những người quá 30 tuổi có nguyện vọng và ảnh hưởng tích cực đến hoạt động Hội thì được tham gia hoạt động trong tổ chức Hội.
- Độ tuổi của hội viên các Hội thành viên tập thể được quy định cụ thể theo Điều lệ của các Hội thành viên. 


Điều 6: Hội viên có quyền
1- Tham gia các hoạt động của Hội.
2- Tham gia, giới thiệu đại biểu của mình vào các cơ quan lãnh đạo của Hội.
3- Đề xuất, thảo luận, biểu quyết và giám sát công việc của Hội.
4- Đề nghị Hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước pháp luật và trước công luận.
5- Được rút tên khỏi Hội khi không có điều kiện sinh hoạt, hoạt động trong tổ chức Hội. 


Điều 7: Hội viên có nhiệm vụ
           1- Chấp hành Điều lệ Hội, tích cực tham gia các hoạt động của Hội, tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng của Hội, vận động, giúp đỡ và giới thiệu thanh niên vào Hội.
2- Bảo vệ và nâng cao uy tín của Hội; đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để cùng phấn đấu thực hiện mục đích của tổ chức Hội. 
3- Tích cực học tập, rèn luyện, vươn lên lập thân lập nghiệp, làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội.
4- Xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau; giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc.


Điều 8: Hội viên danh dự
 
Hội LHTN Việt Nam công nhận các nhà hoạt động chính trị, xã hội, giáo dục, văn hoá, văn nghệ; các nhà khoa học, các doanh nhân, các nhà hảo tâm tự nguyện ủng hộ về tinh thần, vật chất cho Hội và các hoạt động của Hội là "Hội viên danh dự".

CHƯƠNG III 
Thành viên tập thể của Hội

           Điều 9: Thành viên tập thể của Hội
           1- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Hội Trí thức khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và các Hội thành viên khác là thành viên tập thể của Hội; các tổ chức thanh niên theo ngành nghề, sở thích; các đội hình thanh niên xung phong; các tổ chức thanh niên Việt Nam đang học tập, lao động công tác ở nước ngoài tuân thủ theo Pháp luật nước sở tại và nước cộng hoà XHCN Việt Nam, nếu tán thành Điều lệ Hội thì được Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Hội xét công nhận là thành viên tập thể của Hội.
2- Quan hệ giữa các thành viên của Hội là quan hệ hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động vì mục tiêu chung. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên tập thể giữ vai trò nòng cốt, định hướng chính trị trong tổ chức và hoạt động của Hội.


Điều 10: Thành viên tập thể có quyền
            1- Thảo luận, đề nghị các vấn đề về hoạt động của Uỷ ban Hội các cấp.
2- Giới thiệu đại diện của mình vào Uỷ ban Hội các cấp.
3- Yêu cầu Hội tổ chức phối hợp hoạt động với thành viên khác theo sáng kiến của mình vì mục tiêu chung.


Điều 11: Thành viên tập thể có nhiệm vụ

1- Thực hiện Điều lệ Hội và các quyết định, các chương trình hoạt động đã thống nhất.
2- Tổ chức và đôn đốc hội viên, đoàn viên của tổ chức mình tham gia các hoạt động của Hội, thực hiện nhiệm vụ hội viên.
3- Đóng góp tài chính, ủng hộ về vật chất, tinh thần cho Hội.



CHƯƠNG IV 
Nguyên tắc và cơ cấu 
Tổ chức của Hội
 
            Điều 12: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội
Hội LHTN Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:
- Tự nguyện, tự quản.
- Hiệp thương dân chủ.
- Đoàn kết tôn trọng lẫn nhau.
- Hợp tác bình đẳng, phối hợp và thống nhất hành động.


Điều 13: Cơ cấu tổ chức của Hội
Hội LHTN Việt Nam được tổ chức ở:

- Trung ương.
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
- Xã, phường, thị trấn và tương đương.
Việc thành lập, giải thể các tổ chức nói trên phải tuân thủ pháp luật hiện hành.


Điều 14: Tổ chức cơ sở Hội và hình thức tập hợp thanh niên
Tổ chức cơ sở của Hội bao gồm các chi hội, câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm và các hình thức tập hợp thanh niên theo đối tượng, nghề nghiệp, sở thích chính đáng và hợp pháp của thanh niên.

Uỷ ban Hội các cấp được thành lập tổ chức cơ sở.


Điều 15: Nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức cơ sở của Hội
1- Tổ chức các hoạt động và triển khai các chương trình chung của Hội.
2- Chăm lo, đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên.
3- Giúp đỡ và tạo điều kiện để hội viên, thanh niên rèn luyện, cống hiến trưởng thành.
4- Xét công nhận hội viên mới và giới thiệu hội viên tiên tiến cho Đoàn bồi dưỡng xét kết nạp.


Điều 16: Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu Hội LHTN Việt Nam ở mỗi cấp là cơ quan hiệp thương cao nhất của cấp đó, do Uỷ ban Hội cấp đó triệu tập.
1- Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu từ cấp xã và tương đương trở lên 5 năm tổ chức Đại hội hoặc Hội nghị một lần.
2- Số lượng đại biểu đi dự Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu cấp nào do Uỷ ban Hội cấp đó quyết định.
Thành phần đại biểu dự Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu bao gồm: uỷ viên Uỷ ban Hội đương nhiệm cùng cấp; đại biểu do tổ chức Hội cấp dưới và các tổ chức thành viên tập thể hiệp thương chọn cử; các cá nhân tiêu biểu hoặc các cá nhân đại diện cho các ngành, lĩnh vực do các cơ quan, đơn vị hiệp thương giới thiệu và đại biểu chỉ định. 
3- Ở cấp xã và tương đương có thể tổ chức Đại hội, Hội nghị đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên do Uỷ ban Hội nơi đó quyết định.


Điều 17: Nhiệm vụ của Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu Hội LHTN Việt Nam các cấp
1- Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Uỷ ban Hội cùng cấp.

2- Quyết định các chủ trương, chương trình hoạt động nhiệm kỳ mới.
3- Hiệp thương cử ra Uỷ ban Hội cùng cấp.
4- Thảo luận, đóng góp vào các văn kiện và hiệp thương cử đại biểu đi dự Đại hội, Hội nghị đại biểu cấp trên (nếu có).

           Điều 18: Uỷ ban Hội là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội ở mỗi cấp. Số lượng uỷ viên Uỷ ban Hội ở mỗi cấp do Đại hội, hoặc Hội nghị đại biểu cấp đó quyết định và hiệp thương chọn cử.
1- Giữa hai kỳ Đại hội việc rút tên, xoá tên, bổ sung uỷ viên Uỷ ban Hội của mỗi cấp do Uỷ ban Hội cấp đó thảo luận, thống nhất và đề nghị cấp trên trực tiếp công nhận. Khi cần thiết Hội cấp trên trực tiếp cho phép tăng thêm số lượng uỷ viên Uỷ ban Hội cấp dưới nhưng bảo đảm số lượng uỷ viên Uỷ ban Hội không vượt quá quy định của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Hội.
         2- Khi một uỷ viên Uỷ ban Hội là đại diện của tổ chức thành viên hoặc của Uỷ ban Hội cấp dưới không còn giữ nhiệm vụ trong tổ chức của mình nữa thì đương nhiên thôi tư cách uỷ viên. Tổ chức thành viên hay Uỷ ban Hội cấp đó hiệp thương cử đại biểu mới thay thế và đề nghị Uỷ ban Hội cấp trên trực tiếp công nhận.
3- Uỷ ban Hội các cấp có nhiệm vụ:

- Tổ chức thực hiện các quyết định của 
Đại hội, Hội nghị đại biểu và các chủ trương, chương trình công tác Hội.
- Điều hành công việc giữa hai kỳ Đại hội.
- Xét và công nhận Uỷ viên và các chức danh lãnh đạo, Ban Kiểm tra của Uỷ ban Hội cấp dưới trực tiếp.
- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên.
- Kiểm tra cán bộ, hội viên, Uỷ ban Hội cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, chương trình công tác Hội và Điều lệ Hội.

Mỗi năm ít nhất Uỷ ban Trung ương Hội họp 1 lần; Uỷ ban Hội cấp tỉnh và tương đương họp 2 lần, Uỷ ban Hội cấp huyện, xã và tương đương họp 4 lần.


Điều 19: Uỷ ban Trung ương Hội có nhiệm vụ

1- Tổ chức thực hiện các chương trình do Đại hội, Hội nghị đại biểu toàn quốc đề ra và quyết định chương trình công tác hàng năm của Hội.
2- Chuẩn bị nội dung và triệu tập Đại hội hoặc Hội nghị đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam.


Điều 20 (điều 20 và 21 cũ): các chức danh của Uỷ ban Hội các cấp
1- Uỷ ban Trung ương Hội hiệp thương cử ra Đoàn Chủ tịch gồm Chủ tịch, các phó Chủ tịch và các uỷ viên Đoàn Chủ tịch. Đoàn Chủ tịch là cơ quan điều hành công việc của Uỷ ban Trung ương Hội giữa hai kỳ họp. Đoàn Chủ tịch có Thường trực gồm Chủ tịch, các phó Chủ tịch và các uỷ viên Đoàn Chủ tịch chuyên trách thay mặt Đoàn Chủ tịch điều hành công việc hàng ngày của Hội.

2- Uỷ ban Hội cấp tỉnh và tương đương hiệp thương cử ra Ban thư ký gồm Chủ tịch, các phó Chủ tịch và một số uỷ viên thư ký. Ban thư ký là cơ quan điều hành công việc của Uỷ ban Hội giữa hai kỳ họp. Ban thư ký có Thường trực gồm Chủ tịch, các phó Chủ tịch chuyên trách và các uỷ viên thư ký chuyên trách thay mặt Ban thư ký điều hành công việc hàng ngày của Hội.
3- Uỷ ban Hội cấp huyện và tương đương; cấp xã và tương đương hiệp thương cử ra Chủ tịch, các Phó Chủ tịch để điều hành công việc hàng ngày của Uỷ ban Hội.
4- Các chi hội, đội nhóm, câu lạc bộ, cử ra cấp trưởng và cấp phó để điều hành công việc hàng ngày.

Điều 21 (điều 22 cũ): Quan hệ Uỷ ban Hội các cấp

Quan hệ giữa Uỷ ban Hội các cấp thực hiện theo nguyên tắc: Uỷ ban Hội cấp trên thống nhất chủ trương, chương trình hành động và hướng dẫn Uỷ ban Hội cấp dưới thực hiện; Uỷ ban Hội cấp dưới xây dựng chương trình phù hợp với chủ trương chung và báo cáo thường xuyên với Uỷ ban Hội cấp trên.

            Điều 22 (điều 23 cũ): Ban Kiểm tra của Hội
1. Ban Kiểm tra của Hội được thành lập ở Trung ương và cấp tỉnh, tương đương do ủy ban Hội cùng cấp hiệp thương, chọn cử trong số các ủy viên ủy ban Hội theo nhiệm kỳ của ủy ban Hội cùng cấp. Số lượng Ban Kiểm tra ở mỗi cấp do Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Hội quy định.
2. Tổ chức Hội cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương cử ra 1 ủy viên ủy ban Hội phụ trách công tác kiểm tra.
3. Nhiệm vụ của Ban kiểm tra các cấp:
- Tham mưu cho các cấp bộ Hội kiểm tra việc thi hành Điều lệ, Nghị quyết của Hội; về việc thi hành kỷ luật của Hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, thanh niên.
- Kiểm tra công tác hội phí và việc sử dụng tài chính của ủy ban Hội cùng cấp.

CHƯƠNG V 
Khen thưởng và kỷ luật

            Điều 23 (điều 24 cũ): Khen thưởng của Hội
- Cá nhân và tổ chức có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ của Hội thì được Hội khen thưởng.
- Các hình thức khen thưởng của Hội do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Hội quy định.
- Uỷ ban Trung ương Hội và uỷ ban Hội cấp tỉnh và tương đương lập ra các giải thưởng cần thiết để tuyên dương, động viên những tập thể, cá nhân có thành tích.


Điều 24 (điều 25 cũ): Hình thức kỷ luật của Hội

Hội viên, cán bộ và tổ chức thành viên vi phạm Điều lệ Hội thì tuỳ mức độ sẽ bị kỷ luật.
- Hình thức kỷ luật:
Đối với cán bộ: khiển trách, cảnh cáo hoặc thôi giữ chức danh trong Uỷ ban Hội, thôi công nhận là hội viên.
Đối với hội viên: khiển trách, cảnh cáo, thôi công nhận là hội viên.
Đối với tổ chức Hội và thành viên tập thể của Hội: Khiển trách, cảnh cáo, thôi công nhận là thành viên tập thể của Hội.



CHƯƠNG VI 
Tài chính của Hội

            Điều 25 (điều 26 cũ): tài chính của Hội
Nguồn tài chính của Hội bao gồm:

- Kinh phí của Nhà nước hỗ trợ.
- Hội phí do hội viên, tổ chức thành viên đóng góp.
- Các đơn vị trực thuộc đóng góp.
- Nguồn thu từ các chương trình, dự án về kinh tế - xã hội mà Hội tham gia thực hiện.
- Ủng hộ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.


Điều 26 (điều 27 cũ): Các khoản chi của Hội
Các khoản chi của Hội bao gồm:

- Chi cho các hoạt động của Hội.
- Khen thưởng.
- Xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất và công trình phúc lợi của Hội, mua sắm phương tiện làm việc.
Tài chính cấp nào do Uỷ ban Hội cấp đó quản lý, sử dụng theo chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước.



CHƯƠNG VII 
Chấp hành Điều lệ Hội

           Điều 27 (điều 28 cũ): Điều lệ Hội có giá trị trong cả hệ thống của Hội; mọi cán bộ, hội  viên, tổ chức Hội, thành viên tập thể của Hội phải có trách nhiệm thực hiện Điều lệ Hội LHTN Việt Nam.
- Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Hội LHTN Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Điều lệ Hội.
- Điều lệ Hội gồm phần mở đầu và ....chương,...điều do Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ VI thông qua và được Bộ Nội vụ phê chuẩn./.

Chia sẻ