Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Hình ảnh Trại rèn luyện Bậc I năm 2011

Trại rèn luyện Bậc I năm 2011 với chủ đề "Sức trẻ Quận 8 vươn ra biển lớn" diễn ra trong 2 ngày 27 & 28/8/2011 tại Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.

Dưới đây là một số hình ảnh của các trại sinh tiểu trại Niềm Tin cùng với các tiểu trại khác...






















































Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Triển lãm về chủ quyền biển đảo

550 hiện vật, hình ảnh liên quan đến chủ quyền lãnh hải trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được giới thiệu tại triển lãm "Quảng Ngãi - Di sản văn hóa biển, đảo", khai mạc chiều 29/8. 


Bức ảnh "Ước mơ bước tiếp cha anh" của tác giả Mai Thanh Hải. 



Một cán bộ hưu trí chăm chú đọc những trích dẫn từ các thư tịch cổ về chủ quyền lãnh hải Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 

Mô hình ghe câu (còn gọi là khinh thuyền Hoàng Sa) của đội hùng binh Hoàng Sa sử dụng để đánh bắt xa bờ, thực thi nhiệm vụ cắm mốc giới, đo đạc thủy trình, xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ cuối thế kỷ 16. 


Mô hình ghe bầu(Thương thuyền) của các xưởng đóng ghe thuyền miền Trung Việt Nam được sử dụng phổ biến từ giữa thế kỷ 16 đến khoảng nửa đầu thế kỷ 20. 

Một đoạn trích trong "Phủ Biên Tạp Lục" của Lê Quý Đôn khẳng định từ triều Nguyễn hàng năm đội hùng binh Hoàng Sa thường vâng mệnh triều đình giong buồm ra Hoàng Sa, Trường Sa khai thác sản vật, đo đạc thủy trình, cắm mốc khẳng định chủ quyền lãnh hải của tổ quốc. 

Bản đồ "An Nam Đại Quốc Họa Đồ" do Giám mục Taberd (người Pháp) lập từ năm 1838 ghi rõ ràng tọa độ, xác định Paracel seu Cat Vang(Paracel nghĩa là Cát Vàng) là Hoàng Sa của Việt Nam. 

Một số hiện vật gắn với văn hóa Phật giáo được trục vớt, tìm thấy ở vùng biển Quảng Ngãi. Đóng góp triển lãm lần này, Nghệ nhân Lâm Dzũ Xênh đã mang đến gần 200 hiện vật trong bộ sưu tập gốm thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh, ChămPa, Đông Sơn. 

Công chúng đến xem triển lãm, dự kiến kéo dài đến 2/9. 


Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Lễ hội đâm trâu ở Hà Nội

Sáng 27/8, lễ hội đâm trâu truyền thống của người Tây Nguyên đã diễn ra tại làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội) với sự tham dự của hàng trăm du khách.

Lễ hội đâm trâu truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nhằm mục đích tế thần linh hoặc những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu... Nghi lễ này thường tiến hành bên cạnh những ngôi nhà chung của buôn làng như nhà dài, nhà rông...
Tại làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, lễ hội đâm trâu diễn ra để mừng khánh thành những ngôi nhà rông nơi đây.
Theo nghi lễ truyền thống, một con trâu khỏe mạnh được chọn và đưa đi tắm rửa sạch sẽ, cho ăn uống no nê rồi đem buộc bằng dây mây vào một cây cột cao trên 5 mét. Cột làm bằng gỗ hoặc tre được trang trí bằng các hoa văn, hoa rừng, cờ. Tuy nhiên, trâu tại lễ hội sáng nay là một con trâu nhỏ khiến cho nghi lễ buộc phải thực hiện khác đi so với thông lệ.
Sau khi chủ trì đọc lời khấn cầu và tạ ơn thần linh các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu, nhảy múa, ca hát. Đông đảo người dân dân tộc Giẻ Triêng đến từ Kon Tum đã có mặt tại đây từ 2 tuần nay. Họ là những nhân vật chính tham gia lễ đâm trâu.
Giẻ Triêng là dân tộc thiểu số có số dân đứng thứ ba với gần 30.000 người ở Kon Tum sau dân tộc Xê Đăng và Bana. Tham dự ngày hội sáng 27/8 còn có sự góp mặt của người dân Xê Đăng.
Trâu trước khi đâm được trang điểm trên đôi sừng đẹp mắt.
Người cầm trịch lễ đâm trâu là ông A Vặn (62 tuổi).
Đông đảo người dân trong đó có người già và trẻ em đón xem.
Tiếng cồng chiêng từng vang rộn núi rừng Tây Nguyên đã được những người dân Giẻ Triêng biểu diễn tại thủ đô.
Nghi lễ chính thức là màn rượt đuổi và đâm trâu bắt đầu...
Trâu được khiêng ra hồ để xẻ thịt.
Người dân ước tính con trâu này nặng chưa đến 100 kg nhưng 6 người khênh cũng khá nặng nhọc.
Chọc tiết và làm thịt tế lễ diễn ra ngay ven hồ khu du lịch
Lễ ăn mừng ăn uống, nhảy múa hát hò bên trong ngôi nhà rông vừa khánh thành. Trên khuôn mặt mọi người ai nấy đều rạng rỡ, vui vẻ.

Xem Video:

Chia sẻ