550 hiện vật, hình ảnh liên quan đến chủ quyền lãnh hải trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được giới thiệu tại triển lãm "Quảng Ngãi - Di sản văn hóa biển, đảo", khai mạc chiều 29/8.
Bức ảnh "Ước mơ bước tiếp cha anh" của tác giả Mai Thanh Hải.
Một cán bộ hưu trí chăm chú đọc những trích dẫn từ các thư tịch cổ về chủ quyền lãnh hải Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Mô hình ghe câu (còn gọi là khinh thuyền Hoàng Sa) của đội hùng binh Hoàng Sa sử dụng để đánh bắt xa bờ, thực thi nhiệm vụ cắm mốc giới, đo đạc thủy trình, xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam từ cuối thế kỷ 16.
Mô hình ghe bầu(Thương thuyền) của các xưởng đóng ghe thuyền miền Trung Việt Nam được sử dụng phổ biến từ giữa thế kỷ 16 đến khoảng nửa đầu thế kỷ 20.
Một đoạn trích trong "Phủ Biên Tạp Lục" của Lê Quý Đôn khẳng định từ triều Nguyễn hàng năm đội hùng binh Hoàng Sa thường vâng mệnh triều đình giong buồm ra Hoàng Sa, Trường Sa khai thác sản vật, đo đạc thủy trình, cắm mốc khẳng định chủ quyền lãnh hải của tổ quốc.
Bản đồ "An Nam Đại Quốc Họa Đồ" do Giám mục Taberd (người Pháp) lập từ năm 1838 ghi rõ ràng tọa độ, xác định Paracel seu Cat Vang(Paracel nghĩa là Cát Vàng) là Hoàng Sa của Việt Nam.
Một số hiện vật gắn với văn hóa Phật giáo được trục vớt, tìm thấy ở vùng biển Quảng Ngãi. Đóng góp triển lãm lần này, Nghệ nhân Lâm Dzũ Xênh đã mang đến gần 200 hiện vật trong bộ sưu tập gốm thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh, ChămPa, Đông Sơn.
Công chúng đến xem triển lãm, dự kiến kéo dài đến 2/9.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Vui lòng nhận xét bằng Tiếng Việt có dấu.
Tắt Vni Telex Auto